Đầu tư hạ tầng kỹ thuật hướng tới kinh tế số

Nhiều chuyên gia kinh tế đều đồng tình Việt Nam đang sở hữu lợi thế về nguồn lực con người và sự ủng hộ của Chính phủ trong phát triển kinh tế số. Đây chính là động lực quan trọng để Việt Nam bứt phá, triển khai các mục tiêu đề ra. Dù vậy, vẫn còn rất nhiều việc phải làm để những con số mang tính chiến lược, nằm trên bàn dự thảo trở nên khả thi trong thực tiễn.

dau tu ha tang ky thuat huong toi kinh te so
Phát triển kinh tế số ở Việt Nam đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ảnh: DNCC

Nâng tỉ trọng kinh tế số trong GDP

Dự thảo Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (dự thảo chiến lược) và dự thảo tờ trình Thủ tướng Chính phủ đang được công bố rộng rãi để lấy ý kiến các bộ, ngành, tổ chức và cá nhân trước khi hoàn thiện trình lên Chính phủ. Trong số đó, có nội dung đáng chú ý, dự thảo chiến lược đặt mục tiêu nâng tỉ trọng kinh tế số trong GDP cả nước tăng từ 30% vào năm 2030 lên 50% đến năm 2050.

Với mục tiêu này, dự thảo chiến lược đưa ra hàng loạt giải pháp về khoa học công nghệ và chuyển đổi số như đẩy mạnh số hóa hệ thống dữ liệu, ứng dụng các hệ thống thông tin số trong quản lý thực hiện, giám sát, đánh giá nhằm thúc đẩy hoạt động xanh hóa các ngành kinh tế và tiêu dùng bền vững; Xây dựng Chính phủ số dựa trên phát triển công nghệ thông tin, hạ tầng số và chuyển đổi số để nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, cung cấp thông tin và dịch vụ hành chính công.

Đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; xây dựng công dân số, đảm bảo công bằng trong tiếp cận các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ số.

Có thể bạn quan tâm:  "Nhảy sóng" đất công nghiệp mùa dịch, chủ xưởng bán sang tay lãi 5 tỷ đồng

Để đánh giá về tính khả thi của mục tiêu trên cần nhìn nhận lại sự phát triển của kinh tế số tại Việt Nam. Theo thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), trong 10 năm qua, kinh tế số Việt Nam đã phát triển không ngừng về cả nền tảng hạ tầng lẫn thị trường kinh doanh. Hiện tại, Việt Nam có khoảng 64 triệu người sử dụng Internet, 57% dân số có tài khoản mạng xã hội. Cùng với sự thâm nhập ngày càng sâu rộng của Internet, các thiết bị di động và mạng xã hội, ngày càng nhiều cá nhân tham gia mạng lưới thương mại điện tử. Có tới 25% tổng số người dân tham gia mua hàng trực tuyến qua mạng Facebook hoặc Zalo. Việt Nam xếp thứ 13 trong top 20 quốc gia có số dân sử dụng mạng Internet đông nhất thế giới.

Năm 2020, trong bối cảnh chịu tác động mạnh của đại dịch COVID-19, quy mô kinh tế số của Việt Nam vẫn đạt mức 14 tỉ USD, đóng góp khoảng 5,2% GDP với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghệ thông tin, thương mại điện tử; viễn thông. Theo Báo cáo “e-Conomy SEA 2020 Report”, Việt Nam cùng với Indonesia là hai nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế số hàng đầu khu vực ASEAN với tốc độ tăng trưởng trung bình 27% trong giai đoạn 2015-2020.

Không chỉ được đề cập trong dự thảo Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, sự phát triển của kinh tế số đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong hoạch định chính sách của Việt Nam. Trước đó, vào tháng 6.2020, “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Chính phủ phê duyệt với mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025, tỉ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%. Xác định tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới.

Có thể bạn quan tâm:  Sự thu hút của phong cách nội thất công nghiệp

Nhiều chuyên gia kinh tế đều đồng tình Việt Nam đang sở hữu lợi thế về nguồn lực con người và sự ủng hộ của Chính phủ trong phát triển kinh tế số. Đây chính là động lực quan trọng để Việt Nam bứt phá, triển khai các mục tiêu để ra một cách khả thi.

Cần hoàn thiện nhiều bất cập

Bên cạnh những thời cơ lớn, phát triển kinh tế số ở Việt Nam vẫn còn hàng loạt các vấn đề tồn tại đòi hỏi cần phải xử lý, hoàn thiện trong tương lai.

Đơn cử như vấn đề được ông Trương Gia Bình – nguyên Chủ tịch Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam đặt ra trong một hội thảo gần đây, về việc hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong một cuộc chơi rộng lớn hơn, cạnh tranh hơn của nền kinh tế số. Khi mà các doanh nghiệp lớn có thuận lợi quy mô và hệ sinh thái thì khi doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có nhiều dữ liệu, không dư dật về kinh phí để đầu tư cho nền tảng số, thiếu mạng lưới để phát triển… Vì lẽ đó, để các doanh nghiệp vừa và nhỏ không bị bỏ rơi bên lề trong công cuộc chuyển đổi số là một bài toán cần phải được đặt ra.

Còn theo TS Hồ Thanh Thủy (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), một trong những bất cập còn tồn tại là hệ thống thể chế, chính sách, các thiết chế thực thi, giải quyết tranh chấp liên quan đến phát triển kinh tế số còn yếu, chưa đồng bộ, hiệu quả nên chưa khai thác hết tiềm năng để phát triển kinh tế số.

Có thể bạn quan tâm:  Poraver X - cốt liệu nhẹ mới dùng cho vữa khô

“Riêng lĩnh vực thương mại điện tử, mặc dù phát triển khá nhanh, đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng trong thời đại công nghệ số, nhưng vẫn đang tồn tại nhiều bất cập, tranh chấp trong thương mại điện tử có xu hướng gia tăng về cả quy mô và mức độ. Đặc thù của thương mại điện tử là người mua và người bán không gặp mặt, chỉ liên lạc qua mạng, nên hàng giả, hàng nhái xuất hiện ngày càng nhiều trên các gian hàng trực tuyến.

Nhiều doanh nghiệp, cá nhân, quảng bá, cung cấp sản phẩm, dịch vụ, trên các sàn thương mại điện tử nhưng đơn vị quản lý sàn lại không có trụ sở ở Việt Nam. Vì vậy, nếu xảy ra những vấn đề phát sinh trong quá trình giao dịch, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ gặp nhiều khó khăn” – TS Hồ Thanh Thủy phân tích.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, một số giải pháp chính cần được thực hiện để phát triển kinh tế số trong tương lai là hoàn thiện môi trường thể chế, pháp lý đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập quốc tế trong điều kiện kinh tế số; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực và đặc biệt chú trọng đến đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật số, cũng như các giải pháp công nghệ số trong bối cảnh thời đại mới.

Đầu tư hạ tầng kỹ thuật hướng tới kinh tế số
Chuyển lên trên